Phân biệt bệnh Sốt phát ban và bệnh Sởi để tránh nhầm lẫn nguy hiểm

Bệnh Sốt phát ban và bệnh Sởi khác nhau như thế nào?

Rất nhiều bậc phụ huynh đã nhầm lẫn bệnh sốt phát ban và bệnh sởi do đó cách điều trị nên chủ quan và để lại biến chứng cho trẻ. Bệnh sốt phát ban và sởi khác nhau như thế nào? Cách điều trị và chăm sóc trẻ khi mắc bệnh ra sao? Hãy cùng tìm hiểu để có đủ kiến thức cho trẻ nhé.

1. Nguyên nhân bệnh:

+ Bệnh Sởi: Sởi là bệnh truyền nhiễm do vi rút sởi gây nên và dễ lây truyền qua đường hô hấp do đó dễ thành dịch. Người bệnh thường có thời gian ủ bệnh và lây sang người khác trước khi xuất hiên triệu chứng. Những người không tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đầy đủ dễ mắc bệnh sởi, trong đó trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất. Tại các khu vực đông đúc như trường học, bệnh viện, khu vui chơi… trẻ em dễ bị lây nhiễm nhất. Sởi là bệnh lành tính nhưng nếu không phát hiện và chăm sóc tốt bệnh sẽ để lại biến chứng nặng nề.

+ Bệnh sốt phát ban: Sốt phát ban do virút Rubella gây nên, đây là bệnh lành tính những dễ nhầm với bệnh sởi. Đối với phụ nữ có thai thì bệnh sốt phát ban lại rất nguy hại nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, có thể làm trẻ bị dị tật từ trong bào thai.

2. Triệu chứng của bệnh:

+ Bệnh sởi thường chia làm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Ủ bệnh, sởi sẽ có thời gian ủ bệnh dài từ 7 – 10 ngày. Trong thời gian này trẻ sẽ xuất hiện dần các biểu hiện mệt mỏi, chán ăn.
  • Giai đoạn 2: Phát bệnh. Đó là khi xuất hiện các dấu hiện rõ của bệnh như: Sốt nhẹ hoặc sốt cao (39 – 40c) Kèm theo các biểu hiện như: Mắt đỏ, ho, chảy nước mũi, xuất hiện các chấm đỏ trong khoang miệng, bỏ ăn, mệt mỏi. Sốt thường kéo dài khoảng 2 ngày.
  • Giai đoạn 3: Phát ban và kết thúc bệnh. Các nốt ban đỏ mịn khoảng 1mm xuất hiện từ sau tai rồi lan dần tới mặt, bụng và tứ chi. Cũng có trường hợp ban xuất hiện ở lung và bụng trước rồi mới lan lên mặt, Các nốt ban sẽ hết dần theo thứ tự xuất hiện, sau khi hết sẽ để lại những vết thâm trên da trẻ.

Khi trẻ có những dấu hiệu trên cần đi khám bác sĩ và chăm sóc trẻ đúng cách để tránh những biến chứng để lại như: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm kết mạc…

+ Bệnh sốt phát ban: Thông thường sốt phát ban sẽ có những nốt ban màu hồng nhạt dày đặc trên da, có kích thước nhỏ và sần. Trẻ thường có dấu hiệu da đỏ hồng trước rồi sốt nhẹ và cuối cùng là phát ban. Các nốt ban cũng theo thứ tự xuất hiện rồi hết từ tai tới mặt và lan ra toàn thân.

Thông thường sốt phát ban là bệnh lành tính ít để lại biến chứng nhưng có thể để lại các tổn thương cho da vì trẻ sẽ bị ngứa ngáy khi ban xuất hiện.

Bệnh sốt phát ban

3. Cách chăm sóc khi trẻ mắc bệnh:

Theo kinh nghiệm dân gian là kiêng nước, kiêng gió, kiêng ăn, kiêng tắm là không đúng. Bệnh sởi hay sốt phát ban là do virut nên cho trẻ ăn uống đủ chất, bổ sung nhiều nước, hoa quả giàu vitamin C. Nên tắm rửa hoặc lau cho trẻ nhưng không để bị lạnh, vì những nốt ban thường làm trẻ ngứa ngáy khó chịu. Theo dõi quá trình phát triển của bệnh nếu có bất thường nào thì nên liên hệ ngay với bác sĩ để có hướng giải quyết. Không nên chủ quan.

4. Cách phòng tránh bệnh:

Cách phòng tránh bệnh tốt nhất là tiêm vacxin phòng bệnh. Đối với sởi thì tiêm mũi đầu tiên khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, mũi 2 nhắc lại khi 18 tháng để đảm bảo đủ nồng độ và liều lượng. Sốt phát ban được tiêm trong chương trình tiêm mở rộng mũi 3 trong 1 phòng bệnh Rubella + sởi +  Quai bị, mũi 1 khi 12 tháng, mũi 2 khi 4-6 tuổi. Tiêm phòng vacxin sẽ giúp trẻ phòng tránh bệnh có hiệu quả đến 99%.

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về bệnh sốt phát ban hay bệnh sởi hãy để lại comment nhé.

Một chia sẻ từ thành viên cộng đồng mẹo vặt cuộc sống Việt Nam http://meovatcuocsong.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *