Tiết lộ chế độ ăn để bệnh đau dạ dày không biến chứng thành ung thư

Được biết đến là căn bệnh của thời hiện đại, đau dạ dày là một trong những căn bệnh khá phổ biến về đường tiêu hóa. Theo tính toán có tới 60% dân số Việt Nam mắc bệnh này ở mọi lứa tuổi khác nhau. Chính thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng ngày càng gia tăng những ca bệnh nặng. Việc hình thành và duy trì lối sống, sinh hoạt lành mạnh giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau dạ dày ở các bệnh nhân.

Trước tiên bạn hãy tìm hiểu Triệu chứng của bệnh đau dạ dày trước sau đó mới thực hành chế độ ăn cho người bị đau dạ dày này.

Bệnh đau dạ dày là căn bệnh thời đại

Người đau dạ dày nên ăn gì?

Người mắc bệnh đau dạ dày nên sử dụng những nhóm thực phẩm sau:

– Nhóm thức ăn bảo vệ niêm mạc dạ dày: đó là những loại thực phẩm có tác dụng làm đệm cho niêm mạc, giúp trung hòa dịch vị, axít giúp giảm kích ứng dạ dày, bao gồm: trứng, các sản phẩm từ sữa (trừ sữa chua), các loại bánh làm từ bột mì, cơm, mật ong…

– Nhóm thức ăn chứa nhiều protein, calci, kẽm: đây là các chất cần thiết làm lành vết loét, có chứa rất nhiều trong các thực phẩm như: tôm và cá.

– Một số loại rau củ quả: ngũ cốc, hoa quả, rau của màu đỏ, xanh đậm vì chúng là những thực phẩm giàu vitamin A, B, D, K axít folic, đặc biệt là bắp cải rất tốt cho người đau dạ dày vì có chưa vitamin U giúp vết loét chóng lành hơn.

Người đau dạ dày nên ăn gì? Đó chính là những loại thực phẩm kể trên, tốt cho sức khỏe và giúp người bệnh chóng bình phục.

Bị đau dạ dày nên ăn gì tốt cho sức khoẻ

Người đau dạ dày không nên ăn gì?

– Nhóm thực phẩm chứa chất kích thích, táo nhiệt: bao gồm: các loại gia vị cay nồng: tiêu, ớt, gừng, cà ri; các món nướng, chiên xào nhiều dầu mỡ; thịt quay, thịt tái, hun khói, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng, thịt hộp; cá khô và mắm mặn; các đồ uống như rượu, cà phê, ca cao, nước trà đặc… đều đứng đầu trong danh sách mà người bệnh nên hạn chế nhằm tránh tăng sự bài tiết của axit dạ dày, gây nên những cơn đau.

– Nhóm thực phẩm làm tăng tiết dịch vị: Một số loại thực phẩm thường dùng hàng ngày lại là cấm kị đối với người bị đau dạ dày như: Dưa muối, cà chua, giấm ăn, mù tạt… và các loại quả chua như chanh, cam, quýt, me, ổi, xoài, khế, chùm ruột, sơ ri…  vì chúng nhóm thực phẩm gây tăng tiết dịch vị, khiến dạ dày lập tức phẩn ứng khi ăn.

– Các loại nấm: nấm vốn là một loại thực phẩm bổ dưỡng, chứa rất nhiều vitamin và được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên trong nấm chứa hàm lượng phalin rất độc chưa bị hủy, có thể gây tổn thương dạ dày vì vậy mà những người bị bệnh đau dạ dày nên tránh xa loại thực phẩm này.

– Trứng chưa chín hoặc chín quá đều không có lợi cho người bị dạ dày, bởi chất antitrypsin có trong lòng trắng trứng sống chống lại sự tiêu hóa protein, gây nên đầy bụng, khó tiêu. Trong khi đó trứng chín quá kỹ cũng không tốt cho tiêu hóa, vì thế người bệnh chỉ nên ăn trứng luộc, rán vừa chín tới là tốt nhất.

Trên đây chính là lời giải đáp cho câu hỏi người đau dạ dày không nên ăn gì? Từ đó giúp người bệnh tránh được những phiền toái đáng kể trong ăn uống hàng ngày.

Một số món ăn dành cho người đau dạ dày

Cháo là món ăn rất tốt đối với những người gặp sức khỏe về dạ dày, vậy người đau dạ dày nên ăn cháo gì?

– Cháo hạt sen với hồng xiêm non:

+ Nguyên liệu: Hạt sen: 100 gram, củ mài: 50gram; hồng xiêm non: 15 gram; đường phèn: 20 gram.

+ Cách chế biến: hồng xiêm non giã dập, cho vào nồi nước đun sôi kỹ, chắt nước bỏ bã. Hạt sen, củ mài sau khi được sấy khô tán bột cho vào nồi nước vừa chắt được đun vừa lửa, khuấy đều. Khi cháo được nêm chút đường phèn khuấy đều cho đến khi tan hết đường là được. Nên dùng cháo khi còn nóng, 3 lần/ ngày trong từ 2-3 ngày liên tục.

– Cháo thịt dê với cao lương:

+ Nguyên liệu: Thịt dê: 100 gram; gạo cao lương 100 gram; Muối ăn

+ Cách chế biến: Thịt dê sau khi sơ chế sạch, thái quân cờ, cho vào nồi cùng với gạo và 1 lít nước nấu cháo loãng. Nêm thêm chút gia vị, muối ăn cho vừa miệng. Mỗi ngày ăn 2-3 lần, mỗi lần 1 bát.

– Bí ngô và canh bí ngô:

Bí ngô là một trong những thực phẩm rất tốt với người đau dạ dày. Với nguyên liệu đơn giản này bạn có thể chế biến thành món canh bí ngô, chè bí ngô. Chất Pectin trong những món ăn chế biến từ bí ngô có tác dụng làm giảm các vết loét dạ dày.

Một số lời khuyên cho người mắc bệnh dạ dày:

Những người mắc bênh này thường xuyên trăn trở đau dạ dày phải làm sao cho đỡ. Rất đơn giản, bạn chỉ cần nhớ một số lưu ý nhỏ sau là có thể giúp cho căn bệnh này thuyên giảm đi khá nhiều:

– Nên ăn những thực phẩm được thái nhỏ, nấu kĩ, ninh mềm và nên ăn thức ăn luộc, hấp thay vì những món có nhiều gia vị và dầu mỡ như chiên, nướng, xào.

– Trong quá trình ăn nên ăn chậm, nhai kĩ, nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày, không để bụng quá no hoặc quá đói.

– Không nên dùng thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh vì ảnh hưởng đến quá tiêu hóa thức ăn, gia tăng áp lực lên dạ dày.

– Sau khi ăn xong cần nghỉ ngơi hợp lý, tránh hoạt động mạnh gây ảnh hưởng đến dạ dày.

Có thể nói, việc xây dựng và duy trì một thói quen ăn uống lành mạnh phương thuốc tốt nhất với những người mắc bệnh đau dạ dày. Mặc khác đó là lời giải đáp cho những câu hỏi thường gặp nhất trong ăn uống của người bệnh: người đau dạ dày nên ăn gìngười đau dạ dày không nên ăn gì. Đồng thời đó phương thuốc hữu hiệu phòng chống căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *