Chuối giàu chất xơ hòa tan, khi tiêu hóa sẽ tạo thành gel giúp kiểm soát đường huyết. Đặc biệt, chuối chưa chín chứa tinh bột kháng, loại tinh bột mà cơ thể không tiêu hóa được. Sự kết hợp này không chỉ giúp điều hòa đường huyết mà còn giảm cảm giác thèm ăn, giúp dạ dày no lâu. Tuy hàm lượng carbohydrate của chuối cao, nhưng loại quả này sẽ không gây tăng đường huyết đột ngột, ngay cả với người mắc bệnh tiểu đường nếu ăn một lượng vừa phải.
Kali trong chuối là khoáng chất thiết yếu giúp thận hoạt động khỏe mạnh và ổn định huyết áp. Đối với người mắc bệnh thận giai đoạn đầu, kali còn giúp hạ huyết áp và làm chậm quá trình phát triển của bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn đang ở giai đoạn cuối của bệnh thận hoặc đang trong quá trình lọc máu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tăng lượng kali.
Chuối chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh, như flavonoid và amin, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân oxy hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và thoái hóa. Chất chống oxy hóa này còn giúp ngăn chặn sự tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra.
Với lượng chất xơ dồi dào, chuối giúp cải thiện tiêu hóa, trong đó, tinh bột kháng trong chuối chưa chín là nguồn thực phẩm lý tưởng cho vi khuẩn có lợi trong ruột. Chất pectin có trong cả chuối chín và chưa chín có tác dụng làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón và có thể bảo vệ chống lại ung thư ruột kết.
Mặc dù chuối rất tốt cho sức khỏe, nhưng cũng có hai thời điểm bạn cần tránh ăn chuối:
Khi đói: Ăn chuối khi đói có thể gây mất cân bằng các chất kali và magie trong cơ thể, dẫn đến cảm giác khó chịu, chướng bụng.
Buổi sáng hoặc khi làm việc tập trung cao độ: Serotonin trong chuối có thể gây buồn ngủ, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Thay vào đó, hãy ăn chuối vào bữa trưa hoặc bữa tối.
Chuối là loại quả thân thuộc với nhiều lợi ích đáng quý cho sức khỏe. Tuy nhiên, hãy ăn chuối đúng cách để cơ thể tận dụng tốt nhất những lợi ích mà loại quả này mang lại.
Tác giả: MVCS
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn