Chia sẻ 10 mẹo trị nổi mề đay hiệu quả tức thì tại nhà

Mề đây là một rối loạn da phổ biến gây ra bởi cả phản ứng dị ứng và không dị ứng. Do phản ứng da hoặc mô giải phóng Histamine hoặc hóa chất vào máu dẫn đến nổi mẩn đỏ và ngứa.

Chuyên trang chia sẻ mẹo vặt hay trong cuộc sống: Meovatcuocsong.vn

Triệu chứng nhận biết nổi mề đay:

  • Da nổi nhiều nốt mẩn đỏ, khi ấn tay vào giữa các nốt đỏ đó thì nó chuyển dần dang màu trắng.
  • Bạn sẽ cảm thấy ngứa, nóng rát rất khó chịu.
  • Một vài dấu hiệu đi kèm có thể sẽ gồm sốt, mệt mỏi, các vấn đề về tiêu hóa hay đau nhức cơ bắp.

Các triệu chứng này rất dễ nhận biết và có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên da, tuy nhiên chúng không bị bầm tím cũng như không để lại sẹo.

Các tác nhân gây ra nổi mề đay:

  • Có thể bạn ăn phải thực phẩm gây dị ứng như: đậu phộng, trứng, các loại hạt, …
  • Có thể phản ứng một số loại thuốc, vết đốt hoặc vết côn trùng cắn.
  • Tiếp xúc lâu với nhiệt độ cực nóng hoặc cực lạnh.
  • Có thể bị nhiễm khuẩn hoặc Virus gây dị ứng.

Lưu ý:

Khi đang bị nổi mề đay cần lưu ý tránh gãi quá nhiều, uống đồ uống có cồn và căng thẳng. Chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mề đay.

Để điều trị và kiểm soát được hiện tưởng nổi mề đay này trên da bạn có thể dựa vào 10 mẹo vặt khắc phục nhanh tại nhà mà mình chia sẻ dưới đây. Tuy nhiên, nếu hiện tượng nổi mề đay không đỡ hoặc kéo dài chưa hết hoặc tái phát theo thời gian thì mình khuyên bạn nên đến bệnh viện để xét nghiệm và nhận được các lời tư vấn của bác sĩ.

10 mẹo vặt trị nổi mề đay hiệu quả tại nhà

Mẹo trị nổi mề đay hiệu quả

1. Chườm đá lạnh:

Đá lạnh giúp trị mề đay hiệu quả

Chườm đá lạnh vào vết mề đay sẽ giúp làm dịu và giảm kích ứng da hiệu quả. Nhiệt độ lạnh ở đá giúp các mạch máu co lại và ngăn chặn giải phóng tiếp các Histamine, từ đó giúp giảm ngứa, sưng và cảm giác nóng rát.

Cách thực hiện:

  • Bọc một viên đá lạnh trong miếng vải mỏng và đặt nó lên khu vực bị nổi mề đay trong vòng 5 – 10 phút. Thực hiện lặp đi lặp lại trong vòng vài giờ đến khi cảm thấy đỡ hơn.
  • Bạn cũng có thể tắm mát hoặc lấy khăn mát chườm nhanh.

Lưu ý: không đặt trực tiếp đá lạnh lên vết mề đay.

2. Sử dụng giấm táo:

Giấm táo trị mề đay hiệu quả

Giấm táo là một phương thuốc hiệu quả khác giúp kháng Histamine và các đặc tính dược phẩm khác hỗ trợ điều trị mề đay hiệu quả. Hơn nữa, nó có thể giúp chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus gây ra.

Cách thực hiện:

  • Thêm 1 – 2 thìa giấm táo vào bồn nước tắm chứa đầy nước ấm. Ngâm vùng da bị nổi mề đay trong đó từ 15 – 20 phút mỗi ngày.
  • Ngoài ra, pha loãng giấm táo với một lượng nước tương đương và sử dụng nó để rửa khu vực bị nổi mề đay một vài lần một ngày.
  • Cách khác là bạn có thể thêm 1 thìa giấm táo vào một cốc nước. Thêm một chút mật ong cho có hương vị và uống mỗi ngày.

3. Sử dụng bột Baking Soda:

Bột Baking Soda trị mề đay hiệu quả

Bột Baking Soda giúp bạn giảm ngứa và viêm khi bạn đang bị nổi mề đay. Ngoài ra, nó giúp ngăn ngừa kích ứng da rất tốt.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 phần bột Baking Soda với 3 phần nước. Áp hỗn hợp lên vùng da bị nổi mề đay trong vòng 1 – 2 phút, sau đó rửa lại sạch bằng nước ấm. Thực hiện 1 lần trên ngày đến khi vết nổi mề đay hết đi.
  • Ngoài ra, thêm 1/2 đến 1 cốc Baking Soda vào bồn tắm chứa đầy nước ấm. Trộn đều, sau đó ngâm vùng da bị nổi mề đay trong nước này khoảng 10 phút mỗi lần.

4. Bột yến mạch:

Bột yến mạch trị mề đay hiệu quả

Bạn có thể sử dụng bột yến mạch để trị mề đay hiệu quả. Bột yến mạch chứa các đặc tính chống kích ứng, chống viêm và làm dịu nên giúp giảm sưng ngứa hiệu quả. Nó thậm chí có thể giúp làn da của bạn nhanh chóng lành lại khi bị nổi mề đay.

Cách thực hiện:

  • Thêm 1 – 2 chén bột yến mạch đã nghiền mịn và bồn tắm chứa đầy nước ấm. Ngâm vùng da bị tổn thương vào đó trong khoảng 15 – 20 phút. Thực hiện liên tục 1 – 2 lần trên ngày đến khi hết hẳn.
  • Ngoài ra, bạn có thể làm cách khác là thêm 1 ít nước vào 1/2 chén bột yến mạch đã xay mịn. Làm quánh hỗn hợp và đắp lên vùng da bị nổi mề đay trong vòng 30 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm. Làm liên tục 1 – 2 lần mỗi ngày đến khi khỏi hẳn.

5. Nha đam:

Nha đam trị mề đay hiệu quả

Sử dụng nha đang là một cách tuyệt vời để trị nổi mề đay nhanh chóng. Trong nha đam có chất chống viêm và kháng khuẩn, sử dụng Gel nha đam giúp giảm đỏ, sưng và ngứa ngay tại chỗ.

Cách thực hiện:

  • Lấy lá tươi từ cây nha đam rửa sạch thái lát.
  • Áp chúng lên vùng da bị nổi mề đay trong vòng 20 – 30 phút.
  • Rửa sạch lại bằng nước ấm.
  • Lặp lại liên tục 2 – 3 lần một ngày cho đến khi vết thương lành.

6. Sử dụng lá húng quế:

Lá húng quế trị mề đay hiệu quả

Đặc tính kháng Histamine tự nhiên của lá húng quế giúp chúng thường được ứng dụng trong điều trị các chứng phát ban cấp tính, nổi mề đay. Nó có thể chống ngứa cũng như cảm giác sưng và nóng rát.

Cách thực hiện:

  • Pha một ít trà húng quế và để trong tủ lạnh khoảng 30 phút cho lạnh. Sử dụng nước trà này để rửa vùng da đang bị nổi mề đay 2 – 3 lần mỗi ngày. Thực hiện liên tục cho đến khi bạn cảm thấy dễ chịu và khỏi hẳn.
  • Cách khác là chà trực tiếp nước húng quế tươi lên vùng da bị nổi mề đay. Để khoảng 15 phút cho tự khô và rửa lại bằng nước ấm. Thực hiện liên tục trong vài ngày đến khi khỏi hẳn.

7. Sử dụng bạc hà:

Lá bạc hà trị mề đay hiệu quả

Lá bạc hà không còn xa lạ gì với chúng ta nữa. Thảo dược này cũng có công hiệu rất tốt trong việc điều trị nổi mề đay do đặc tính chống viêm, sát trùng, giảm đau và làm dịu rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Trộn 1 thìa bột lá bạc hà vào trong một cốc nước nóng hoặc đung sôi hỗn hợp. Để nguội và uống 2 lần mỗi ngày cho đến khi dấu hiệu nổi mề đay giảm hẳn.
  • Ngoài ra, bạn có thể thêm 1 – 2 thìa nước ép lá bạc hà vào một cốc nước và uống 2 lần mỗi ngày.
  • Bạn cũng có thể rửa vùng da bị nổi mề đay bằng trà bạc hà mát lạnh 1 – 2 lần một ngày. Thực hiện kết hợp cả trong cả ngoài sẽ giúp trị nổi mề đay nhanh hơn.

8. Cam thảo:

Rễ cam thảo trị mề đay hiệu quả

Cam thảo là một vị thuốc quý ứng dụng trong Đông Y. Cam thảo có hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng của phát ban, với đặc tính chống viêm có thể giúp da giảm sưng, ngứa. Ngoài ra, nó có thêm đặc tính miễn dịch sẽ giúp cơ thể bạn chống lại phản ứng kích ứng da một cách nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Thêm 2 thìa bột rễ cam thảo vào một cốc nước nóng. Khoắng đều để khoảng 10 phút cho ngấm. Bạn có thể lọc lấy nước và uống 1 ngày khoảng 2 lần cho đến khi cảm thấy da dễ chịu.
  • Ngoài ra, bạn có thể mua thêm kem chứa hoạt chất cam thảo để bôi ngoài da vùng da bị nổi mề đay mỗi ngày sẽ giúp nhanh chóng khỏi.

9. Củ nghệ:

Nghệ trị mề đay hiệu quả

Nghệ là một vị thuốc quý và rất dễ kiếm. Trong nghệ có chất chống viêm, kháng Histamine và chống Oxy hóa có thể giúp điều trị nổi mề đay, phát ban hiệu quả. Nó thậm chí giúp ngăn ngừa tái phát rất tốt.

Cách thực hiện:

  • Đung sôi 2 thìa bột cà phê trong 2 cốc nước ấm trong vòng 10 phút. Uống 1 hoặc 2 lần một ngày đến khi bạn cảm thấy triệu chứng mề đay giảm.
  • Bạn cũng có thể sử dụng thêm tinh bột nghệ để uống nhưng tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Lưu ý: tinh chất nghệ không được dùng với những người đang phải sử dụng thuốc làm loãng máu.

10. Phèn:

Phèn trị mề đay hiệu quả

Phương pháp điều trị mề đay tại nhà hiệu quả nữa đó chính là sử dụng phèn. Phèn có tính chất làm se và sát trùng có thể giúp giảm đau và sưng tấy hiệu quả. Ngoài ra, phèn còn có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng rất tốt.

Cách thực hiện:

  • Thêm 1 thìa bột phèn vào cốc nước ấm. Sử dụng để rửa vùng da đang bị nổi mề đay 1 – 2 lần một ngày. Thực hiện liên tục đến khi cảm thấy dấu hiệu nổi mề đay giảm.
  • Bạn cũng có thể rắc một ít bột phèn trực tiếp lên vùng da đang bị dị ứng. Đợi khoảng 5 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm. Thực hiện liên tục cho đến khi khỏi thì thôi.

Mẹo vặt bổ xung trị mề đay:

  • Khi chẳng may bị mề đay bạn có thể sử dụng thêm thuốc kháng Histamine mua ngoài hiệu thuốc hoặc kê đơn từ bác sĩ.
  • Xác định nguyên nhân bạn gặp phải mề đay và cố gắng tránh chúng nếu có thể.
  • Khi bị mề đay tránh sử dụng xà phòng có tính khử mạnh hoặc các hóa chất khác tiếp xúc vào vùng da đang bị tổn thương.
  • Mặc quần áo rộng rãi thoải mái tránh áp lực từ quần áo vào vết thương.
  • Nếu nổi mề đay nguyên nhân do dị ứng với nhiệt độ khắc nghiệt thì bạn cần phải tránh những nơi này. (tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời)
  • Làm việc và ngủ nghỉ trong một căng phòng mát mẻ cũng là một biện pháp hiệu quả.
  • Giảm căng thẳng vì căng thẳng có thể làm cho tình trạng nổi mề đay càng tồi tệ hơn.
  • Bổ xung nhiều thực phẩm giàu Vitamin C trong chế độ ăn hàng ngày.
  • Tránh tắm nước nóng và hạn chế tiếp xúc nước khi đang bị nổi mề đay.
  • Thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ rằng một loại thuốc nào đó đang sử dụng gây ra hiện tượng nổi mề đay.

Bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều: mẹo vặt làm đẹp

Trên đây, mình đã chia sẻ với bạn các nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết mề đay. Và 10 cách trị nổi mề đay bằng các nguyên liệu tự nhiên an toàn bạn dễ dàng có thể kiếm và làm ngay tại nhà. Tùy vào cơ địa của từng người mà bạn hãy chọn cho mình phương pháp thích hợp nhất. Nếu tình trạng nổi mề đay kéo dài hoặc bị tái đi tái lại thì bạn cần phải đến bệnh viện để tham khảo lời tư vấn trực tiếp từ bác sĩ.

Nếu còn thắc mắc điều gì thì vui lòng comment dưới bài viết này, mình sẽ trả lời trong thời gian nhanh nhất.

Tham khảo tài nguyên:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/157260.php

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *